Nhận định CLB Quảng Ninh vs CLB Bình Dương (18 giờ, 4.3): Ôm hận vì thầy cũ ?
Tối 11.3, tại Quảng trường 10.3 diễn ra vòng chung kết hội thi Nhà nông đua tài với chủ đề "Canh tác cà phê thông minh". Bốn đội xuất sắc nhất đến từ Đắk Lắk, Bình Phước, Sơn La và Kon Tum đã bước vào vòng tranh tài đầy kịch tính với bốn phần thi: Nhà nông xin chào, Nhà nông thông minh, Nhà nông liên kết và Nhà nông thử thách.Những phần thi không chỉ thể hiện sự am hiểu sâu sắc của các đội về kỹ thuật canh tác mà còn phản ánh sự nhạy bén trong việc ứng dụng công nghệ và liên kết chuỗi giá trị trong ngành cà phê. Chung cuộc, đội Đắk Lắk đã xuất sắc đạt giải nhất, giải nhì thuộc về đội Sơn La; giải ba thuộc về các đội Kon Tum và Bình Phước. Các đội tham gia vòng loại là Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng cũng được nhận giải khuyến khích. Ông Nguyễn Thiên Văn - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, nhấn mạnh: "Đây chính là cơ hội để các nhà nông tiếp cận với những giải pháp canh tác tiên tiến, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng tầm giá trị thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế."Ngoài các giải thưởng theo quy chế, Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền đã công bố phần thưởng đặc biệt dành cho cả 4 đội thi tham gia vòng chung kết. Theo đó, mỗi đội sẽ nhận được gói giải pháp canh tác cà phê thông minh, bao gồm quy trình kỹ thuật, phân bón và thiết bị hỗ trợ với tổng trị giá 200 triệu đồng cho đội đạt giải nhất, 100 triệu đồng cho đội đạt giải nhì, 50 triệu đồng cho mỗi đội đạt giải ba.Ông Ngô Văn Đông, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền, cho biết: "Qua hội thi, chúng tôi mong muốn mang đến cho bà con nông dân trồng cà phê trên cả nước một sân chơi sôi động, góp phần chuyển tải và lan tỏa kiến thức khoa học kỹ thuật về canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, giúp bà con hiểu được canh tác cà phê thông minh là như thế nào. Từ đó giúp bà con chủ động xử lý trước mọi tình huống bất lợi của thời tiết, từ đó giúp nâng cao nhận thức và kỹ thuật canh tác cà phê bền vững cho bà con nông dân và chủ động trong việc tiếp cận thị trường".Kế hoạch đảo lộn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024
Chiều ngày 5.3, tại UBND tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ bàn giao, tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước (thuộc UBND tỉnh Bình Phước) về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.Lễ ký kết bàn giao nhằm thực thi Quyết định số 511/QĐ-BTC ngày 28.2.2025 của Bộ Tài chính về việc điều chuyển nguyên trạng các tài sản là nhà, đất và tài sản khác từ Trường CĐ Bình Phước về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (thuộc Bộ GD-ĐT) để quản lý, sử dụng.Tại buổi lễ, TS Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước sẽ giúp nhà trường có thêm phân hiệu ở tỉnh, cải thiện điều kiện giảng dạy, nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong khu vực. Nhà trường sẽ đẩy nhanh các thủ tục pháp lý liên quan để tổ chức tuyển sinh và giảng dạy tại tỉnh Bình Phước trong năm học tới.Bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho biết việc bàn giao này thể hiện cam kết của tỉnh trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho các thế hệ học sinh, sinh viên phát triển tài năng và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Đây cũng là một phần trong chương trình phát triển hệ thống giáo dục đại học của tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trước đó, ngày 3.10.2024, UBND tỉnh Bình Phước và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2027.Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường CĐ Bình Phước và cơ sở vật chất, trang thiết bị mới do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đầu tư xây dựng. Nguồn vốn thực hiện dự kiến 264 tỉ đồng.Đến ngày 26.12.2024, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tại tỉnh Bình Phước.
VinFast VF e34 có giá 500 triệu đồng tại Indonesia
Triển lãm và Lễ hội Quốc tế thú cưng lớn nhất Việt Nam - InterPetFest 2025 cuối tuần qua thu hút hơn 13.000 người tham gia. Trong khuôn khổ lễ hội thú cưng, nhiều phần thi hấp dẫn như chó mèo đẹp hệ phong trào và chuyên nghiệp hội tụ hàng trăm thú cưng tranh tài. Nổi bật, được mong chờ và khiến người tham quan phải trầm trồ là những thí sinh thú cưng ở TP.HCM góp mặt trong phần thi trình diễn thời trang. Bà Nhan Lieu - trưởng BTC lễ hội cho biết: "Những bộ trang phục của chó mèo được chủ nuôi đầu tư, thiết kế rất kỳ công. Tình yêu thương thú cưng của chủ nuôi không chỉ được thể hiện qua việc cho ăn, chăm sóc đơn thuần mà còn qua những bộ trang phục độc đáo".
Trong những ngày đầu tháng 3, ranh mặn 4‰ cách cửa sông Tiền khoảng 58 - 63 km; sông Hậu khoảng 40 - 50 km.
Video: Top 10 pha tung cước Leesin đẹp mắt nhất
Hoàng Trung Thông (20 tuổi, ngụ thôn 3, xã Quảng Nhân, H.Quảng Xương, Thanh Hóa) - tân binh sẽ lên đường nhập ngũ vài ngày tới. Thông có hoàn cảnh khó khăn, thuộc diện được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự (ở với ông bà ngoại đã hết tuổi lao động, già yếu), nhưng chàng trai này dứt khoát tình nguyện nhập ngũ để góp sức mình bảo vệ Tổ quốc. Thông sinh ra không có bố (mẹ đơn thân), lên 2 tuổi thì mồ côi mẹ, kể từ đó em được ông bà ngoại nuôi dưỡng, chăm sóc trong ngôi nhà cấp bốn tạm bợ, mái lợp lá kè ở thôn 3 (xã Quảng Nhân).Trong đợt tuyển quân 2025, Thông đã tình nguyện viết đơn xin thực hiện nghĩa vụ quân sự và đã trúng tuyển, trở thành tấm gương cho nhiều thanh niên địa phương noi theo.Vừa tốt nghiệp ngành sửa chữa ô tô với tấm bằng loại khá, Thông từng mong học xong nghề để đi làm có tiền nuôi dưỡng ông bà ngoại nay đã 75 tuổi. Nhưng trước tết Nguyên đán, Thông nghĩ bản thân cần chín chắn, trưởng thành hơn nên quyết định làm đơn tình nguyện đi bộ đội, và quyết định của Thông đã được ông bà vui vẻ đồng ý. "Em cũng mong mỏi một điều nữa là khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, bản thân cũng đã được rèn luyện ngoài xã hội và cả trong môi trường quân đội thì có thể tự tin đứng trước bàn thờ mẹ nói "con đã trưởng thành và có ích cho xã hội". Em tin điều đó cũng là mong muốn lớn nhất của mẹ em nếu mẹ còn trên đời", Thông chia sẻ.Tinh thần tình nguyện của Hoàng Trung Thông phần nào được truyền từ ông bà ngoại, những người từng có nhiều năm tháng là thanh niên xung phong phục vụ kháng chiến chống Mỹ.Ông Phan Văn Phúc (ông ngoại Hoàng Trung Thông) dù nay đã 75 tuổi nhưng khi nói chuyện giọng ông vẫn còn "hăng hái" như thời mười tám đôi mươi. Ông Phúc chỉ mong mỏi một điều duy nhất là em Hoàng Trung Thông trưởng thành và có công ăn việc làm ổn định, nuôi được bản thân."Vợ chồng tôi rồi sẽ già đi, không ở mãi với cháu nó được. Mong mỏi duy nhất là Thông tự lập, trưởng thành, có cuộc sống bình thường như bao người khác. Vợ chồng tôi dù đã già nhưng vẫn đủ sức chăm sóc nhau, chỉ mong muốn rằng cháu nó hoàn thành nghĩa vụ, cứng cáp hơn để lập nghiệp tự nuôi sống bản thân", ông Phúc chia sẻ.Ông Lê Văn Minh, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã Quảng Nhân, cho biết Hoàng Trung Thông là tân binh có hoàn cảnh đặc biệt, thuộc diện được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự nhưng Thông rất có ý thức, trách nhiệm với Tổ quốc."Thông đã xung phong thực hiện nghĩa vụ quân sự và chỉ còn vài ngày nữa sẽ lên đường nhập ngũ. Đây là tấm gương cho các thanh thiếu niên trên địa bàn noi theo về trách nhiệm của mình với Tổ quốc", ông Minh nói.